Ngày đăng: 17:05 07/07/2022 - Lượt xem: 220
Cây sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam, sâm K5, sâm đốt trúc, cây thuốc giấu).
Cây sâm Ngọc Linh có tên khoa học là Panaxvietnamensis Ha et GrushV, Araliacea, là một loại cây đặc hữu của vùng núi Ngọc Linh, là cây thuốc quý hiếm của Quảng Nam, KonTum và của quốc gia.
Theo kết quả nghiên cứu khoa học, sâm Ngọc Linh về mặt hóa học, thân và rễ củ sâm Ngọc Linh đã phân lập được 52 saponin, trong đó có 26 saponin thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật, đại diện chính của sâm Ngọc Linh là Ginsenoside - Rb1, Ginsenosid - Rg1, Ginsenosid - Rd, majonosid-R1, majonosid-R2. Đặc biệt majonosid-R2 chiếm 50% hàm lượng saponin toàn phần của sâm Ngọc Linh.
Trong lá và cọng lá đã phân lập được 19 saponin dammaran. Trong đó 8 saponin có cấu trúc mới. Ngoài thành phần chính là saponin, trong lá và cọng lá sâm Ngọc Linh còn xác định có 17 acid amin, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng glucid tinh dầu là 0,1%.
Sâm Ngọc Linh là một loài cây dược liệu quý vào loại bậc nhất ở Việt Nam. Nó quý bởi giá trị về chất lượng của nó đã được các nhà nguyên cứu chứng minh sâm Ngọc Linh có một số đặc điểm hơn cả sâm Trường Bạch (Triều Tiên) và hơn cả sâm Tây Dương (Mỹ). Nó quý bởi nó đang sinh sống tự nhiên ở độ cao tuyệt đối trên 1.500m, ổn định ở vùng rừng già hỗn giao nguyên sinh mà tác động của con người gần như không đáng kể.
Những nghiên cứu về dược lý lâm sàng của sâm Ngọc Linh được thực hiện tại:
+ Viện nghiên cứu sức khoẻ người có tuổi, Hà Nội (GS Phạm Khuê và cộng sự).
+ Quân y viện 175 Thành phố Hồ Chí Minh (GS Đỗ Đình Luân và cộng sự).
+ Viện điều dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Theo dõi trên các bệnh nhân tình nguyện do Trung tâm Sâm Việt Nam thực hiện từ năm 1982 - 1986.
Với liều cho phép (2 – 6 gr/ ngày) đã cho kết quả như sau:
Tác dụng phụ:
Đối tượng sử dụng:
Cách dùng: