Ngày đăng: 17:52 07/07/2022 - Lượt xem: 239
Năm 2016, Trường Y khoa Đại học Washington ở St Louis, Missouri, Mỹ đã tiến hành một nghiên cứu về bệnh tiểu đường và mối liên hệ với ô nhiễm không khí. Theo đó, cứ 7 ca mắc bệnh tiểu đường thì có 1 ca do ô nhiễm không khí. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Lancet Planetary Health và được coi là nghiên cứu đầu tiên được thực hiện để đo lường số ca bệnh tiểu đường xuất phát từ nguyên nhân ô nhiễm trên toàn thế giới.
Thông thường, nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2 đều bắt nguồn từ nguy cơ bệnh béo phì, di truyền, chế độ ăn uống… tuy nhiên, theo các báo cáo gần đây, một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh này lại bắt nguồn từ ô nhiễm không khí.
Báo động Ô nhiễm không khí gây ra bệnh tiểu đường
Cụ thể là, trong không khí tồn tại một dạng hạt mịn (PM) thải ra từ xe hơi, nhà máy và các phản ứng hóa học trong bầu khí quyển, di chuyển lơ lửng trong sương mù, dẫn đến tình trạng ô nhiễm, mức độ nghiêm trọng có thể gây khó thở. Các hạt mịn này có nguy cơ làm giảm khả năng đáp ứng insulin nội tiết tố của cơ thể, gây ra “kháng insulin”, làm lượng đường trong máu tăng dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, những người có thời gian bị nhiễm loại khí độc điôxít nitơ có trong không khí bị ô nhiễm càng lâu thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường càng lớn.
Tháng 7/2018, The Lancet Planetary Health thông báo số liệu cụ thể về tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường do ô nhiễm môi trường lên đến 14% tổng số ca bệnh. Các yếu tố khác như cân nặng, di truyền, chế độ sinh hoạt… cũng đang dần gia tăng (có khoảng 422 triệu người hiện nay đang mắc tiểu đường loại hai, tăng 108 triệu người từ năm 1980). Đặc biệt là hầu hết các nước có tỷ lệ ô nhiễm cao như Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc tương đương cũng có số lượng người mắc bệnh tiểu đường cao. Điều đáng nói là ngay cả với quốc gia được đánh giá là có môi trường sạch như Mỹ cũng xếp ở vị trí khá cao trong danh sách.
Như vậy theo nghiên cứu này thì ô nhiễm không khí chính là nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng số lượng người mắc bệnh tiểu đường.
Theo báo cáo gần đây, Hà Nội hiện đang là thành phố bị ô nhiễm không khí, đứng đầu thế giới. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) của Hà Nội thường xuyên trên 200, là mức “cực kì có hại” cho sức khỏe. Trong khi đó, cùng ngày, hai thủ đô của Trung Quốc và Indonesia là Bắc Kinh và Jakarta lần lượt xếp thứ 2 và thứ 3, nhưng chỉ số AQI của cả hai đều dưới 200 (AQI là chỉ số đánh giá chất lượng không khí theo khu vực, giúp nhận biết không khí ở khu vực đó trong lành hay ô nhiễm đến mức nào, ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào).
Tình trạng “giống như sương mù dày đặc” trong thời gian gần đây ở Hà Nội đang rơi vào mức báo động, tại hầu hết các quận trong khu vực nội thành, không khí đều bị ô nhiễm nghiêm trọng với hiện tượng mù dày đặc. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến giao thông khiến người đi đường khó di chuyển mà còn trực tiếp gây hại đến sức khỏe người dân trong đó có bệnh tiểu đường.
Chính vì vậy người dân cần đặc biệt chú ý tuân thủ các biện pháp bảo vệ cơ thể, an toàn cho bản thân, phòng tránh tốt nhất việc xâm nhập của bụi mịn vào cơ thể.